Bồn cầu là thiết bị vệ sinh quen thuộc với mỗi người. Tuy sử dụng hàng ngày nhưng chiếc bồn cầu lại có nhiều điểm thú vị mà bạn muốn khám phá. Ví dụ như bồn cầu tại sao lại luôn có nước đọng bên trong? Cùng giải thích đặc điểm này qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bồn cầu
Để hiểu tại sao bồn cầu lại luôn có nước đọng thì bạn phải biết được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó.
Về cấu tạo, bồn cầu sẽ có các bộ phận sau:
– Két nước bồn cầu giữ vai trò để tích trữ nước sử dụng để xả thải. Bên trong két nước có nhiều phụ kiện như nút xả, phao, gioăng cao su, ống cấp nước…
– Thân bệ ngồi bồn cầu có vai trò chứa chất thải. Cấu tạo của vành bệ ngồi bồn cầu sẽ quy định đến công nghệ xả của bồn cầu và cấu tạo của ống thoát thải sẽ nói lên kiểu xả của bồn cầu đó.
– Nắp đóng và bệ ngồi của bồn cầu có thể dễ dàng tháo ra và thay thế. Nắp và bệ ngồi bồn cầu giúp người ngồi có được sự dễ chịu hơn, và nắp đóng giúp giữ vệ sinh hơn khi sử dụng bồn cầu.
Về nguyên lý hoạt động cơ bản của bồn cầu như sau:
Nước từ két nước của bồn cầu sẽ chảy xuống lòng bồn cầu qua các cửa xả trên vành bồn cầu. Nước sẽ tạo áp lực và đẩy chất thải xuống dưới ống thoát thải và xuống bể chứa chất thải ( bể phốt). Sau khi nước xả hết từ két thì gioăng cao su sẽ đóng lỗ xả nước đồng thời mở cấp nước lại vào két nước để cho lần xả tiếp theo.
Đồng thời với việc cấp nước bù cho két nước thì ở dưới lòng bồn cầu cũng có một ít nước đọng lại. Nước đọng trong lòng bồn cầu tại sao lại có và nó có tác dụng gì?
Bồn cầu luôn có nước động để làm gì?
Lòng bồn cầu luôn luôn chứa nước có tác dụng gì? tại sao nước lại đọng được trong lòng bồn cầu mà không chảy hết xuống dưới? Chúng ta hãy cùng trả lời lần lượt từng câu hỏi
– Tác dụng của lượng nước đọng ở đáy lòng bồn cầu
Bạn biết đấy, bên dưới bồn cầu ống thải giống như ông thoát nước nhà bạn vậy. Phía dưới nữa là bể phốt. Phía dưới đó, chất thải, nước thải chứa mùi hôi thối nồng nặc.Nếu như ống thoát nước nhà bạn luôn có nắp chắn rác và ngăn mùi thì điều này cũng cần phải có với bồn cầu chứ nhỉ?
Và nắp ngăn mùi của bồn cầu không khả thi, vì như thế chất thải sẽ thoát ra như thế nào được. Điều này chắc chắn đã làm các nhà sản xuất bồn cầu đã từng trăn trở. Và họ đã biết cách để ngăn mùi bốc ngược lên bồn cầu là để lòng bồn cầu luôn có nước. Nước là chất lỏng ngăn mùi cực kỳ tốt.
Do vậy, bồn cầu không thể không có nước đọng. Phần nước này sẽ được luôn được thay mới mỗi khi bạn nhấn nút xả trên két nước để bồn cầu hoạt động. Hoặc bạn đổ nước trực tiếp vào bên trong.
Trong trường hợp bồn cầu lâu ngày không sử dụng, lượng nước đọng này sẽ bị bốc hơi và cạn dần. Điều này sẽ gây ra tình trạng xuất hiện mùi hôi thối từ bồn cầu. Nên nếu thấy bồn cầu bốc mùi, bạn có thể nghĩ ngay đến vấn đề mực nước đọng đã bị hạ thấp.
– Tại sao nước không chảy hết mà có thể đọng được ở bồn cầu
Giải thích điều này sẽ liên quan đến cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bồn cầu đã nói ở trên. Phần đáy của bồn cầu có một gờ cong lê cao hơn mực nước thường trong bồn cầu. Khi bạn nhấn xả nước từ két, lượng nước bổ sung sẽ được đưa vào lòng bồn cầu, mực nước tăng lên và lượng nước thừa được đẩy qua khúc cong này và ra ngoài vào đường ống thoát nước. Ngay sau khi mực nước xuống đến độ cao của ống thoát thì quá trình nước đi ra ngoài dừng lại. Một phần nước sẽ được giữ lại bên trong đáy của long bồn cầu. Đây là lý do tại sao bạn sẽ thấy rằng bồn cầu luôn có nước.
Ở một số loại bồn cầu có kiểu xả Siphon thì phần ống thải sẽ được làm cong thành hình chữ S. Chân không ở trong đoạn cong này sẽ tạo thành lực hút chất thải ra ngoài nên giảm thiểu tiếng ồn khi sử dụng và cũng cần lượng nước ít hơn để xả thải.
Tóm lại, bài viết này đã giải thích cho bạn biết vì sao lòng bồn cầu lại có nước đọng rồi chứ. Nếu bạn có những thắc mắc nào khác về chiếc bồn cầu bạn đang sử dụng, có thể để lại câu hỏi. Chúng tôi sẽ tìm hiểu và giải thích cho bạn hiểu nhé! Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết.