Người khuyết tật là bộ phận không thể tách rời trong xã hội ngày nay. Những công trình dân sinh, công cộng trong đó có nhà vệ sinh luôn được thiết kế khu vực dành cho người khuyết tật.
Cách thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật được quy định cụ thể tại quyết định 04/2012/QĐ- BXD. Dựa theo quyết định này chúng ta dễ dàng xây dựng nhà vệ sinh quy chuẩn cho người khuyết tật.
1. Thiết kế cửa ra vào cho người khuyết tật
Để thiết kế cửa nhà vệ sinh cho người khuyết tật phải lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Ngưỡng cửa hẹp người khuyết tật không vào được.
- Lối lên cửa có bậc thang gây khó khăn khi di chuyển.
- Tay nắm cửa khó mở hoặc ở vị trí cao không với tới được
- Không gian phía trước cửa nhà vệ sinh hẹp khiến xe lăn người khuyết tật di chuyển khó.
- Khóa cửa khó mở.
Mô hình cửa nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật
- Lối ra vào: Đủ rộng để người khuyết tật ngồi xe lăn đi vào được.
- Loại cửa đẩy ra ngoài: kích thước 1,9 x 1m.
- Loại cửa đẩy vào trong: kích thước 2,7 x 1m.
- Không nên thiết kế cửa kính cho nhà vệ sinh người khuyết tật.
2 Thiết kế bệ xí cho người khuyết tật
Những người ngồi xe lăn khi sử dụng nhà vệ sinh rất khó khăn. Vì vậy sẽ có các thông số thiết kế Toilet riêng dành cho họ.
Đối với toilet bệt:
- Độ cao bề mặt 0,4 – 0,5m để di chuyển dễ hơn.
- Khoảng cách giữa tường và rìa ngoài dưới 0,9m tạo vị trí thuận lợi cho người dùng xe lăn sử dụng.
- Chiều cao từ sàn nhà đến tay vịn khoảng 0,65 – 0,8m giúp việc đứng lên hoặc ngồi xuống dễ dàng hơn.
- Tay vịn trên tường và tay vịn nằm ngang cách nhau 0,8 – 0,9 m tính từ tường đằng sau.
- Bồn xả nước ở phía sau để dựa lưng vào.
Đối với toilet ngồi:
- Tay vịn đứng cách 0,2m ở phía trước bàn cầu.
- Tay vịn ngang được thiết kế dài hơn bàn cầu khoảng 100mm.
- Vòi nước thiết kế trước tay vịn đứng.
- Khoảng cách từ vòi nước đến bàn cầu dưới 0,3m.
- Từ tường đến tâm bàn cầu cách nhau 0,5m.
- Từ bàn cầu đến cửa vào cách nhau ít nhất 0,6m.
3. Thiết kế chậu rửa cho người khuyết tật
Chậu rửa tay, mặt cho người khuyết tật ngồi xe lăn phải thiết kế phù hợp vì họ không thể đứng lên ngồi xuống được.
Không được lắp tủ chậu dưới bồn rửa mặt vì không gian dưới bồn rửa phải để trống việc này giúp người khuyết tật đứng lên ngồi xuống không bị vướng.
Chiều cao của chậu rửa khoảng 70 – 85cm.
Lắp đặt chậu rửa hơi nghiêng về phía trước khiến người ngồi xe lăn sẽ dễ sử dụng hơn.
Kích thước chậu rửa phải phù hợp với người khuyết tật.
Ở khu vực chậu rửa lắp đặt thêm gương soi và kệ. Gương lắp trên tường khoảng 1,05m tính từ sàn nhà vệ sinh.
4. Thiết kế tay vịn trong nhà vệ sinh
Tay vịn trong nhà vệ sinh giúp người khuyết tật bám vào để đứng lên, ngồi xuống. Tay vịn có nhiều hình dạng khác nhau để hỗ trợ tốt nhất cho người khuyết tật.
Tay vịn được chế tạo từ các vật liệu chịu lực tốt khoảng 110kg.m/s2.
Lắp tay vịn gắn trên tường có khoảng cách ít nhất 40mm.
Tay vịn lắp ngang trên tường bên có độ dài ít nhất 1m, cách mặt tường ngay sau nó khoảng 0,3m, độ cao tính từ sàn tới tay vịn khoảng 0,9m.
Tay vịn ngang ở tường sau dài ít nhất 0,6m, chiều cao từ sàn nhà đến tay vịn khoảng 0,8 – 0,9m
Các tay vịn lắp thẳng đứng với khoảng cách 0,85 – 1,3m so với sàn nhà. Tay vịn thẳng thứ nhất cách mép trước bồn cầu 0,3m, cách trục đứng bồn cầu 0,25m. Thay vịn thẳng thứ 2 lắp trên tường cách trục bồn cầu 0,45m.
Cách thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật đã góp phần giúp những người không may mắn giảm bớt các khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Đây là một việc làm đầy nhân văn và thiết thực cần được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.
Nguồn: Showroom Viglacera